Phân Biệt Đồng Hồ Daniel Wellington Thật Giả Và Vạch Trần Chiêu Trò Lừa Đảo

(Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Đồng Hồ Daniel Wellington Thật Giả Chất Nhất Quả Đất)

Đừng nhìn vào tem và hóa đơn mà vội mua. Trong video sau đây, Kiến Quốc sẽ vạch trần trò lừa này và hướng dẫn bạn cách nhận biết tem kích hoạt giả và hóa đơn giả.

Vì chỉ cần áp dụng một hai dấu hiệu thôi là biết ngay thật giả rồi. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyến khích bạn nên xem hết các dấu hiệu nhận biết bên dưới. Vì có những ca khó mà một vài dấu hiệu không thể phân biệt được.

Nhiều bạn hỏi tôi rằng,

Tôi trả lời thế này, - Chắc chắn là không.

Chẳng những nó giống chính hãng mà còn giống nhiều điểm nữa là. Phân biệt thật giả là tìm điểm khác với chính hãng. Một cái đồng hồ chỉ cần có 1 điểm khác thôi là kết luận ngay là fake rồi, mặc kệ nó có 10 chổ giống đi nữa.

Bạn hiểu chứ?

Sẽ có lúc bạn cần ý kiến từ những người khác có kinh nghiệm, hãy tham gia group Đồng Hồ Và Những Sự Thật, bạn sẽ được giúp đỡ về khoản check hàng.

Tuy nhiên, hãy xem kỹ bài hướng dẫn phân biệt này và tự check trước. Vì nếu bạn lười đọc bài, thì chẳng ai rãnh giúp bạn đâu.

Link group: facebook.com/groups/donghovanhungsuthat

[toc]

5 dấu hiệu trong bài viết này là đúc kết từ việc so sánh hàng chính hãng và fake. Nếu bạn chịu khó đọc kỹ bài, cộng thêm một chút tinh mắt, chắc chắn không con DW fake nào làm khó được bạn.

Đây là dấu hiệu rất đắt giá, dù chiếc DW của bạn là mẫu nào, nữ hay nam đều áp dụng được. Chỉ cần xem kỹ dấu hiệu này và áp dụng, bạn có thể loại bỏ lừa đảo mà chưa cần nhìn tới đồng hồ.

Bộ phụ kiện đi kèm đồng hồ Daniel Wellington gồm những thứ: Hộp đựng, sổ hướng dẫn, cây chọc chốt cùng mấy thứ lỉnh khỉnh khác.

Hãy dùng thước đo chiều cao của chữ trên hộp. Font chữ chính hãng cao đúng 2mm, vừa vặn không thừa không thiếu. Còn font chữ hàng fake thì cao hơn 2mm hoặc thấp hơn.

Tôi sẽ giải thích nguyên nhân ngay bên dưới hình ảnh này

Nguyên nhân sự khác biệt này là do font chữ. Với hãng chính hãng, họ dùng một font chữ do họ thiết kế ra. Còn hàng fake cố gắng tìm font chữ giống chính hãng, nhưng không thể giống 100%.

Vậy tất cả hộp chính hãng đều giống như vậy hay sao? - Đúng vậy, các hộp đều được in ra từ một khuôn, chỉ khi nào khuôn in thay đổi thì mới có sự khác nhau giữa các lô hàng. Và hãng nó không rãnh tới mức tạo ra nhiều khuôn in chỉ để in chữ trên hộp.

Hình dưới là sự khác nhau giữa sổ hướng dẫn fake và chính hãng. Bạn có thể nhận biết sổ đồng hồ DW thật giả không cần chính hãng kế bên để so sánh.

Thứ nhất là màu trang bìa, sổ chính hãng màu xám đen chứ không phải đen tuyền như sổ fake.

Cây chọc chốt là dụng cụ thay dây có sẳn trong hộp đồng hồ Daniel Wellington. Bạn có thể dựa vào cây chọc chốt này để phân biệt, rất dễ. Nhưng phải hiểu một số chuyện như này,

Mẫu thiết kế bộ phụ kiện hiện tại của đồng hồ Daniel Wellington là mẫu hộp màu đen như hình bên dưới.

Đi cùng với bộ hộp này là thanh chọc chốt như hình

Trước mẫu mới này thì Daniel Wellington dùng mẫu hộp cũ, là mẫu hộp bên dưới.

Đi kèm với bộ cũ, là mẫu thanh chọc chốt kiểu cũ, như hình.

Hãng đã bỏ mẫu cũ này 3 năm rồi (từ cuối 2024), bây giờ chẳng còn chính hãng nào mà dùng bộ cũ này cả.

Tức là, bộ phụ kiện kiểu mới (hộp, sổ kiểu mới), mà đi chung với thanh chọc chốt kiểu cũ. Theo bạn thì cái kiểu râu ông này cắm cằm bà nọ này là fake hay chính hãng?

À há,... thế mà vẫn có những đứa cắm đầu cắm cổ khẳng định rằng nó chính hãng đó. Chẳng hạn như thằng seller này.

facebook.com/luadaodw1

Nguyên tắc là,

- Thanh chọc chốt kiểu mới đi với hộp kiểu mới thì vẫn chưa chắc chính hãng. Vì thanh chọc chôt kiểu mới cũng bị làm nhái rồi.

Dấu hiệu này dành riêng để phân biệt các mẫu dây lưới đồng hồ nữ Daniel Wellington. Hiện hãng chưa có phiên bản dây lưới cho nam, nên chắc hẳn các bạn nam không cần quan tâm đến dấu hiệu này đâu.

Tôi cũng chẳng tin nổi vào thực tế luôn, không ngờ chính hãng nó lại như thế. Hãy nhìn khoanh đỏ ở hình dưới.

Chổ bạn nhìn thấy là mặt dưới của... chả biết gọi là gì nữa, nhìn hình đi.

Tôi phát hiện điểm này từ một bài post nhờ check hàng trên group "Đồng Hồ Và Những Sự Thật".

Một bạn mua đồng hồ Daniel Wellington dây dưới bên shop đồng hồ Wow, thấy ở chổ đó không xi mạ, tưởng hàng nhái. Nhưng nhiều bạn khác mua trực tiếp từ website hãng về luôn cũng y chang.

Xong, tôi đi tìm hiểu vụ này và thấy, những video do chính hãng DW quay trên kênh Youtube của họ cũng y chang vậy luôn.

Ố là la, thì ra là thằng hãng nó không thèm xi mạ chổ đó, trong khi hàng fake thì có. Thế là lòi ra một điểm phân biệt.

Nếu mua đồng hồ DW dây lưới mạ vàng hoặc đen thì mở chổ đó ra coi. Chổ đó là chổ nào thì coi hình bên trên. Nếu nó có xi mạ thì xác định ngay là fake.

Chạy ngay cho thanh thản tâm hồn. Nếu nó cũng không xi mạ gì ráo thì khoan vội kết luận, vì ai biết tương lai hàng fake nó có khắc phục điểm hở này không. À quên, thời điểm viết bài này là tháng 12/2024 nha.

Dấu hiệu này đanh riêng để phân biệt các mẫu DW dây York (dây da vân cá sấu nâu) hoặc dây Durham (dây da bò sáng).

Tin tốt là bạn dễ dàng phân biệt chúng vì 2 loại dây này hàng fake chưa thấy nhái được.

Nếu bạn không biết đồng hồ mình dùng dây gì thì hãy xem hình và ghi chú bên dưới:

Dây Durham của DW là dây da bò Mỹ được xử lý bằng dầu thực vật. Do bản chất của da dầu, dây sẽ nhạt màu khi uốn cong hoặc kéo căng.

Nghĩa là, khi mới mua, chưa đeo, dây chưa uốn cong, thì màu dây nó như này

Nên bạn sẽ thấy là, sao dây Durham chính hãng lúc mới mua nó khác hoàn toàn hình trên website. Vì hình trên web là hình chụp khi dây đã gắn vào đồng hồ và đã bị uốn cong rồi.

Dây DW Durham hàng fake không có đặc tính nhạt màu khi bẻ cong đó. Màu sắc của nó cũng không đồng nhất. Nghĩa là, 10 con DW durham fake trên thị trường sẽ có 5 - 7 màu dây khác nhau.

Vì như đã nói, đồng hồ DW fake được làm từ nhiều xưởng khác nhau, mỗi ông nhái một kiểu nên màu sắc nó không đồng nhất, vì có phải hàng DW ở Việt Nam đều từ 1 xưởng ra đâu.

Nhưng tất cả chúng đều không có đặc tính nhạt màu khi uốn cong này. Hãy xem video bên trên để tận mắt sở thị.

Đây là hình ảnh những màu dây DW Durham fake. Hãy so sánh với chính hãng, bạn sẽ thấy chúng khác nhau hoàn toàn.

Công nghệ thuộc da, xử lý da khác nhau. Dây da đồng hồ DW chính hãng được làm từ da Ý, riêng dây Durham làm từ da bò Mỹ và xử lý bằng dầu thực vật, có hiệu ứng nhạt màu khi bẻ cong.

Còn dây da DW fake là da Trung Quốc, xử lý, thuộc màu bằng công nghệ Trung Quốc. Sản phẩm đầu ra hoàn toàn khác nhau và không có hiệu ứng nhạt màu khi bẻ cong như chính hãng.

Dây York là dây da bò dập vân cá sấu màu nâu chứ không phải chất liệu da cá sấu. Để phân biệt thật giả dây này, chỉ cần dùng camera điện thoại là xong.

Chọn nơi ánh sáng tốt, tốt nhất là ánh sáng nắng. Chọn camera 13mp trở lên, chụp bề mặt da càng cận cảnh càng tốt.

khi chụp không zoom. Chụp xong zoom to lên hết cỡ. Nếu thấy bề mặt da rỗ hạt như hình dưới (phải) là đồng hồ DW fake. Nếu mượt mà như hình (trái) thì chính hãng.

Dây York chính hãng là dây da bò được tạo màu và dập vân giống như da cá sấu. Dây York fake cũng vậy, nhưng công nghệ tạo màu khác nhau cho ra sản phẩm khác nhau.

Đi mua hàng trực tiếp hoặc nhận hàng tại nhà đều được. Đối với dây Durham thì lén bẻ cong một phát xem có nhạt màu hay không là biết.

Còn dây York thì móc điện thoại ra chụp rồi zoom to là xong.

Biết hàng fake thì chạy ngay đi, đỡ phải nghe bọn điếm nó xàm lồng, về lại phải ráy tai.

Tụi lừa đảo sẽ biện hộ rằng,

Nói một cách công bằng, liệu có sự khác nhau đó không?

- "Có". Nhưng là cái khác giữa anh em cùng cha mẹ chứ không phải giữa 2 thằng nhóc hàng xóm.

Thật vậy, tôi đã quan sát đồng hồ DW chính hãng nhiều năm qua, có những lô hàng mà màu dây nó đậm nhạt hơn nhau một ít.

Nhưng chất liệu và chất lượng da thì vẫn vậy, mà chất lượng này, chỉ cần bạn cầm lên tay sẽ nhận ra ngay. Nó không thể nhầm lẫn so với dây DW fake được.

Bạn nên hiểu, khi một con chó hết đường sủa bậy, nó sẽ quay ra cắn càng. Bọn điếm lừa đảo cũng vậy, khi không còn lý lẽ gì để biện hộ nữa, nó sẽ quay ra công kích cá nhân, chửi bới một cách bầy đàn để đánh lạc hướng qua chuyện khác thay vì tập trung vào phản biện cách check đồng hồ DW thật giả.

Với tôi, dây da có nhiều điểm phân biệt hiệu quả nhất, nhiều người gửi ảnh cho tôi check, chỉ cần nhìn sợi dây thôi là biết nó thật giả như nào.

Dây da chính hãng làm từ da Ý và da Mỹ, còn DW fake làm từ da Trung Quốc, 2 công nghệ xử lý dây, thuộc màu, chất lượng rất khác nhau. Tôi cam đoan nếu bạn đã cầm thử da DW chính hãng, bạn không thể nhầm lần với hàng fake được.

Ở đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn một chiêu nhỏ, đó là nhìn vào logo dập dưới dây da để phân biệt hàng.

Đặc điểm logo dập dưới dây da đồng hồ DW chính hãng và cách phân biệt

Như đã nói ở trên, font logo, font chữ được thiết kế riêng, nên nó khác với font chữ hàng fake. Thật vậy, khi so sánh font chữ dưới dây da hàng fake và chính hãng, bạn sẽ thấy nó rất khác nhau. Đây là cách check đồng hồ DW thật giả hiệu quả qua hình ảnh.

Còn đây là hàng fake

Với dây DW chính hãng, logo dập rất rất rất NÔNG. Còn hàng fake có loại dập sâu rất sâu, nhìn cái thấy ngay, có loại thì dập nông nhưng vẫn khác font chữ.

Chất liệu mặt dưới dây da đồng hồ DW chính hãng là da. Chữ được dập nhiệt nên sẽ tạo thành nét chữ cháy xém màu nâu đậm.

Hàng fake thì nhiều loại, có loại nét chữ không màu luôn, nhìn vào biết fake ngay.

Có loại thì vẫn thấy nét cháy xém, nhưng màu nó rất khác, màu gì á chứ không giống màu chính hãng.

Đến đây thì bạn đã thấy phân biệt đồng hồ DW thật giả dễ hơn chút nào chưa?

+ Bạn hãy lưu link này lại, đây là tập hợp hình chụp logo ở trên. Khi đi xem hàng, bạn bật điện thoại lên xem mà so sánh.

+ Lật mặt dưới sợi da xem. Xem coi nét chữ có màu nâu cháy không, nét chữ có giống chính hãng không, chữ dập nông hay sâu như hướng dẫn ở trên.

Nó nói câu đó chứng tỏ nó ngu và nó nghĩ bạn cũng ngu như nó. Nó chả biết cái vẹo gì, thử hỏi nó biết cái máy dập nhiệt dây da xem nó biết tên gọi là gì không mà cứ to mồm "hàng mỗi lô mỗi khác".

Cùng một khuôn dập ra thì nó đều giống nhau. Nói như nó thì chả khác nào đi khắc con dấu xong về đóng 1 cái ra chữ này, đóng cái nữa ra chữ khác.

Lại thêm, hãy đặt mình vào vị trí thằng hãng để suy nghĩ xem, tại sao nó phải tạo ra nhiều khuôn để có cái tình trạng "hàng mỗi lô mỗi khác"?

Nếu bạn tinh ý và hiểu biết một chút sẽ nhận ra ngay sự điêu ngoa của mấy thằng đần đó.

Cũng lại trò ngụy biện này thôi. Bạn nên hiểu là lừa đảo nó chỉ giỏi lươn lẹo và cãi cùn. Nếu bạn đã bịt đường lươn lẹo của nó thì chỉ còn nước cãi cùn thôi.

Đây là hình chụp, hãng xác nhận đồng hồ Daniel Wellington chính hãng được làm từ inox 316L

Đồng hồ Daniel Wellington fake được làm từ inox 304 hoặc 201, 202. Các đầu mối bán buôn, xưởng bên Trung Quốc biết rõ nhưng luôn nói xạo. Tôi là khách sỉ lâu năm cũng nói xạo, luôn mồm bảo inox 316L nhưng khi về tôi test toàn ra 304 và 202. Tôi không lạ gì chuyện mấy đứa lừa đảo mạnh mồm nói đồng hồ nó inox 316L. Bởi một là nó nghe mấy thằng nguồn cam kết mạnh mồm quá, hai là nó không biết cách kiểm chứng.

Hiện tại ở thời điểm cuối năm 2024 này, bạn có thể yên tâm khi dựa vào chất liệu inox để phân biệt đồng hồ DW thật giả. Vì inox 316L đắt hơn gấp mấy lần loại khác, nếu có thay đổi thì phải xuất phát từ xưởng. Mà xưởng đổi chất liệu thì phải có đơn hàng số lượng lớn hoặc yêu cầu của các nhà bán buôn. Tất nhiên giá vốn sẽ tăng lên, nên không phải dễ dàng thay đổi. Vài tay nhỏ lẻ ở Việt Nam chả làm nên cái vẹo đó đâu.

Nhận biết đồng hồ DW của bạn thuộc loại inox nào, rất đơn giản, hãy dùng dung dịch thử inox phía dưới. Nhỏ một giọt vào phần inox của đồng hồ và chờ 90s cho dung dịch đổi màu. Dựa vào màu sắc, bạn có thể xác định được loại inox, từ đó, nhận biết được đồng hồ Daniel Wellington của bạn là chính hãng hay fake.

+ Dung dịch cần tiếp xúc trực tiếp với inox, nên những chổ mạ vàng không thử được. Chổ tiện nhất là nắp máy.

+ Lau sạch chổ cần thử để loại bỏ chất nhờn, mồ hôi.

+ Nhỏ 1 giọt nhỏ dung dịch và chờ ít nhất 90s để dung dịch đổi màu.

+ Dựa vào bảng màu sau để xác định loại inox.

cách này là nhanh, chính xác, khỏi phải nghĩ và bọn điếm lừa đảo cũng cứng họng.

là khó áp dụng vì chả có đứa lừa đảo nào chịu cho bạn nhỏ vào đồng hồ nó khi đi mua trực tiếp. Bưu tá cũng ngại cho bạn test hàng kiểu đó nếu giao hàng tại nhà.

Thường thì những người đã bị lừa chọn cách thử này để đối chất, đòi tiền.

cứ chọn mẫu xong đi, khi shop nó lấy hàng giao cho bạn thì nói với nó, "giờ tôi thử hàng, nếu nhỏ vào ra inox 316 thì tôi nhận con này luôn, không đổi con khác đâu mà sợ. Còn nếu thử mà nó ra inox 304 hoặc 202 thì hàng này fake. Mà fake thì tôi không mua nữa. Ok không?"

- Lời đề nghị rất hợp lý, nếu nó đồng ý thì test thôi.

- Nếu nó một mực say thì bạn nên hiểu là nó có tật giật mình rồi. Bạn chạy ngay đi là vừa

thì cũng tương tự vậy, gọi điện cho shop nói y chang cái câu đó. Nếu nó từ chối thì đủ hiểu, đừng để ham muốn làm mất khôn.

Hoăc bạn nói thẳng với thằng shop trước khi nó giao hàng. Nếu nó đồng ý thì tốt, còn nếu nó từ chối với mọi hình thức thì bạn nên hiểu là nếu mất bạn, nó vẫn lừa được nhiều người khác nên nó chả cần giữ bạn lại làm gì, bạn nên chạy ngay đi.

Thằng seller sẽ nói với bạn rằng, trong bao nhiêu chục ngàn cái đồng hồ DW chính hãng được ra lò được làm từ inox 316L, thì có một lô hàng của nó làm bằng inox 201 chứ không phải 316L.

Chắc nó là ông nội của Filip Tysander - Co Founder thương hiệu Daniel Wellington.

Nên chất liệu cũng khác nhau. Hiểu nôm na là, vỏ Iphone 7 sản xuất cho Mỹ bằng nhôm, còn Việt Nam bằng đồng vậy.

Thoạt nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực tế là, tất cả đồng hồ DW đều được sản xuất tại 1 xưởng ở Thẩm Quyến, có chất liệu và máy móc như nhau. Không phân biệt quốc gia này nọ.

Thế nên, gặp đứa nào nói tào lao như thế thì địt vào mồm nó và chạy ngay đi nha.

Nó sẽ nói với bạn rằng, Kiến Quốc bán hàng fake, nên không tin được. Đây là kiểu ngụy biện Giống như bạn chê ca sỹ nọ hát dỡ quá, có đứa la lên "đã hát hay như người ta chưa mà ý kiến ý cọ".

Bạn đã hiểu vì sao bạn dễ bị dụ rồi chứ. Chưa dừng lại ở đó đâu, ghê tỡm vẫn còn phía dưới với những chiêu trò lừa đảo cực tinh vi và đánh đúng tâm lý.

Trên hóa đơn ghĩ rõ giá mua, giá sale off, địa chỉ ở Mỹ, toàn địa chỉ các store nổi tiếng. Hẳn bạn sẽ tin sái cổ khi gặp những hóa đơn này.

Nhưng, hãy nghĩ kỹ đi, với Trung Quốc, máy bay của Nga nó còn nhái được thì mấy tờ giấy lộn này là cái vẹo gì với nó mà không nhái.

Bên Trung Quốc, cụ thể là Quảng Châu, bạn muốn bao nhiêu mẫu hóa đơn, bao nhiêu trăm ngàn cái đều có sẳn giao ngay.

Nói có sách, mách có chứng, tôi đã mua cả trăm hóa đơn như vậy để về làm bằng chứng cho bài viết này.

Bạn nghĩ nó là thật ư, những hóa đơn đó chứng minh nó được mua từ Mỹ, từ Anh, từ Nhật ư?

Ngắn gọn là, đếch tin vào mấy tờ giấy lộn này. Chi tiết thế nào, bạn có thể xem link bên dưới

Thực tế là, chả còn nơi nào nhận kiểm định đồng hồ DW cả. Và nếu có thì cũng chẳng ai cấp giấy chứng nhận cho một chiếc đồng hồ fake. Hàng fake thì làm quái gì có chứng nhận.

Thế nên bạn chẳng thể đào đâu ra cái giấy chứng nhận xàm lồng đó, bạn bị đẩy vào thế không có gì đối chứng. Thế thì lấy cái gì để đòi tiền, vì ban đầu bạn đã đồng ý đi kiểm định rồi.

Để ý đi, ngay từ đầu nó đã có kịch bản sẳn, kết quả thế nào nó cũng biết trước. Chỉ có bạn là ngây thơ, đi tin lời của một thằng lừa đảo.

Bớt ngây thơ đi, tại sao bạn không nghĩ là, nếu không cam kết mạnh miệng vậy làm sao lừa đảo được. Một khi tiền vào túi nó, bạn muốn lấy lại tiền, bạn có dám làm căng với nó không, hay là chỉ dám nói chuyện nhỏ nhẹ, năn nĩ nó hoàn tiền. Còn nó thì nói chuyện kiểu ông nội, nói từ trên đầu bạn nói xuống.

Tôi gặp rất nhiều trường hợp cam kết mạnh lắm, đến lúc lòi hàng fake, dù khách chứng minh thuyết phục luôn mà nó vẫn cứ cãi chày cãi cối. Giờ nó không trả đó thì làm gì nó, có dám mang xăng qua đốt nhà nó không?

Nên nhớ, nó đã lừa đảo rồi thì chả có uy tín, trách nhiệm hay lương tâm gì ráo. Với nó chỉ có lợi ích và tiền, thế thôi. Đối xử đạo lý với đứa mất dạy từ trong máu à, hờ, bớt ngây thơ đi.

- Mất dạy ở chổ đó. Thay vì chứng minh hàng của nó chính hãng, thì nó quay ngược lại, đánh vào tâm lý sợ phiền, sợ mất của khách hàng. Vì nó biết, khách hàng không rành đồng hồ, nên chắc chắn họ không tự tin để chơi một kèo lớn đến vậy.

- Thế là, nó khiến bạn ngậm mồm, éo la ó gì được bằng cái trò mất dạy đó.

Lắm người nhìn vào thì nghĩ nó tự tin, vì nếu không thì sao dám thách thức như vậy. Nhưng, nhưng... tại sao không nghĩ là, nếu nó không cứng mồm như vậy thì sao lừa đảo được.

Nên nhớ, bọn lừa đảo muốn ra hành nghề, phải luyện thành thục 2 tuyệt chiêu là thiết mồm công và mặt dày đại pháp.

Thế nên, đừng bao giờ nghĩ rằng, ai cũng lương thiện như bạn, nhất là mấy con điếm lừa đảo.

Nói thật chứ, tôi với tổng thống Donal Trump là chú cháu, buồn buồn làm web viết vời chơi thôi chứ có mấy chục căn biệt thự triệu đô, tiền đem đốt còn chưa hết.

Còn đằng này, cứ thử đem mấy con hàng đó ra store chính hãng so sánh xem nó khác nhau một trời một vực. Hoặc áp dụng các cách phân biệt ở phần 4 trong bài viết này xem, lòi hàng fake ngay.

Thế thì, mấy cái trò hàng tuồn, hàng cắt bảo hành, sale off này nọ, toàn xạo CHÓ!

Nên nhớ rằng, lừa đảo nó có thể làm mọi trò đánh lừa niềm tin như làm giả hóa đơn, thiết mồm công, bịa chuyện này nọ. Nhưng có một thứ nó không thể nào thay đổi được, là chất lượng sản phẩm.

Nó nói láo cách mấy thì đồng hồ DW fake vẫn không thể biến đổi từ inox 202 thành inox 316L như chính hãng. Dây da cũng không thể biến từ da Trung Quốc sang da Ý được.

Bạn hãy dựa vào sản phẩm, hãy đánh giá sản phẩm, đừng để mấy trò lừa nhãm lồng làm phân tâm. Nếu bạn không biết nhận biết đồng hồ DW chính hãng như nào, hãy xem phần 4 - cách phân biệt đồng hồ DW thật giả.

Chẳng những lỗi thời, mà còn bị lợi dụng. Nếu search Google cụm từ chắc bạn thấy rất nhiều bài viết phân biệt dw của các đại lý lớn như Hải Triều, Wownet, VNV,...

Bạn nghe theo đó, áp dụng để mua hàng ở những chổ xách tay. Và bạn thấy, "ồ, hàng chổ này không có dấu hiệu nào fake cả".

Nhưng các website đó không cập nhật nội dung, còn những con điếm lừa đảo thì lợi dụng sự lỗi thời đó để lừa người dùng.

Chúng sẽ bảo bạn áp dụng những bài viết lỗi thời này để check đồng hồ DW. Mà áp dụng thì chắc chắn không check ra được thật giả, thế là chúng lừa được bạn dễ dàng.

Bạn phải cảnh giác với những bài phân biệt lỗi thời này, nhớ rằng, không phải cái gì viết trên mạng cũng chính xác cả. Nhiều khi, chính cái đứa viết cố tình viết sai để đánh lừa cả một thế hệ.

Nếu bạn muốn phân biệt đồng hồ DW thật giả, hãy tránh những cách phân biệt lỗi thời này.

Tôi không nói đồng hồ DW ở Hải Triều là fake, hoặc Hải Triều lừa đảo, mà bài viết của Hải Triều quá lỗi thời.

Tất cả yếu tố nói đến trong bài viết đó đều không còn xài được nữa. Nó được viết khi hàng fake DW còn sơ khai, thô kệch, nhưng bây giờ đồng hồ DW fake tinh vi hơn rồi, đã hoàn thiện được hết các khuyết điểm đó rồi.

Nếu bạn đã đọc bài viết đó và muốn áp dụng, tốt nhất bạn nên mượn cổ máy thời gian của Đô-rê-mon quay về 4 - 5 năm trước.

Check code hay check mã vạch, là dùng app điện thoại quét mã vạch trên tag đồng hồ Daniel Wellington.

Bọn lừa đảo xàm tấu rằng, nếu quét ra thông tin trùng khớp với sản phẩm thì chính hãng, vì hàng fake không quét được.

- Kính thưa, xàm lông quá các cụ ạ. Đồng hồ DW fake giờ quét mã vạch được cả rồi. Check serial number, tức là kiểm tra số serial dưới nắp đồng hồ.

- Cũng kính thưa, xàm lông tiếp các cụ ạ. Số serial này hãng đâu publish cho người dùng check đâu mà biết. Đây là dữ liệu nội bộ của nó, chỉ có nó check được thôi.

Hiện tại chưa thấy cho khách hàng check mã serial này.

Nhắc lại, check đồng hồ DW thật giả bằng cách quét mã vạch, mã code hoặc số serial đều không xài được.

Nên chuyện bổ máy chả tác dụng gì ngoài việc lừa mấy con gà. Có thể bạn chưa biết, các hãng đồng hồ như Daniel Wellington, Casio, Michael Kors, Armani, MVMT,... không tự sản xuất máy, mà mua từ các công ty khác như Miyota (của Citizen), SII (của Seiko). Các xưởng sản xuất hàng fake vẫn mua được, có tiền là mua được thôi.

Nên chẳng có gì khó hiểu khi đồng hồ Daniel Wellington fake và chính hãng xài cùng loại máy. Bạn chưa biết điều này, những tên lừa đảo sẽ lợi dụng để lừa gạt bạn. Chúng bảo mở máy, nếu máy Nhật Miyota GL20 thì chính hãng.

Có loại hàng fake nào dùng máy Tàu không?

- "Có", một số video phân biệt trá hình trên youtube đã chơi chiêu này. Nó lấy một con DW fake máy GL20, đem so sánh với một con DW fake dõm xài máy Tàu. Rồi nó bảo con fake máy Nhật kia là chính hãng

- Sưu tầm -

Với đồng hồ Daniel Wellington lại càng nguy hiểm. Hóa đơn giả của các cửa hàng, mall bên Mỹ, Amazon đều bị làm giả. Còn mã vạch, code thì như bạn thấy ở trên rồi, bị giả nốt.

Để kiểm tra đồng hồ Daniel Wellington thật giả, không thể dựa vào tem nhãn, hóa đơn, giấy tờ gì cả.

Làm gì khi DW xách tay toàn lừa đảo?

Sau khi đọc xong bài viết này và đi mua hàng, chắc chắn bạn sẽ thấy,"

Nên nếu bạn biết cách check hàng thì nhìn chổ xách tay nào cũng thấy fake là điều dễ hiểu.

Bây giờ, nếu bạn muốn mua đồng hồ DW,

Một là để dành đủ tiền mua chính hãng tại các store ủy quyền của hãng.

Hai là,

Vâng, bạn không nghe nhầm đâu, hoặc là chính hãng, hoặc là fake, thực tế phủ phàng như vậy đấy.

Nếu đọc đến đây và bạn cân nhắc về hàng fake, bạn có thể xem các sản phẩm fake ở Kiến Quốc. Hàng fake ở Kiến Quốc là cùng loại và cùng chất lượng với những shop xách tay bán giá 2 - 3 triệu. Chỉ khác một điểm là họ lừa đảo còn Kiến Quốc thì không.

Xem đồng hồ DW fake tại Kiến Quốc

Next Post Previous Post