Quy Trình Sản Xuất Bia Lon Paderborner Theo Chuẩn Công Nghệ Đức
Trong giới hạn bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về lon – đây là loại bia phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
Quy trình sản xuất bia bao gồm các bước:
- Chuẩn bị nguyên liệu
- Nấu – lọc bã
- Đun sôi và bổ sung hoa bia
- Kết lắng
- Làm lạnh và lên men
- Ủ bia
- Lọc bia
- Đóng gói
Bước đầu tiên về là chuẩn bị nguyên liệu.
Với bia chất lượng hay không sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu được sử dụng, lúa mạch là thành phần chính và quyết định rất nhiều đến thành phẩm do lượng chất dinh dưỡng bên trong hạt. Khi lựa chọn các hạt lúa mạch sẽ được sàng và phân loại hạt theo kích thước chuẩn (kích thước chuẩn thường có bề ngang trên 2,5mm).
Sau khi được sàng lọc, các hạt được đem đi xử lí để giúp hạt nảy mầm. Lí do cần làm hạt nảy mầm:
- Nảy mầm các Enzyme trong lúa mạch giúp hình thành lượng đường cho quá trình lên men tạo cồn cho bia.
- Quyết định đến màu bia trong quá trình nảy mầm
Lúa mạch được ngâm vào nước và đặt vào hộp chuyên dụng để diễn ra quá trình nảy mầm trong một thời gian hợp lí (để quá thời gian sẽ làm tiêu hao đi lượng đường trong lúa mạch).
Sau đó quá trình được gián đoạn bằng việc sấy khô ở nhiệt độ từ 80-85 độ C (nhiệt độ quá cao sẽ làm hỏng Enzyme trong lúa). Đặc biệt ở gian đoạn này, có thể thêm lúa được sấy đậm màu hơn để thay đổi màu bia tùy ý.
Sau đó hỗn hợp được đem đi xay thành bột để chuẩn bị cho bước tiếp theo
Bước tiếp theo sau sẽ đến công đoạn nấu và lọc bã.
Khi ở dạng bột, malt bia với liên kết Glucozo quá lớn làm men khó tiếp xúc vào các tế bào. Để giải quyết vấn đề này, người ta cho malt vào lò nấu và dùng nước sôi trộn lên tạo thành một phần hồ nhão.
Quá trình này làm cho Enzyem biến đổi tinh bột được hồ hóa malt thành đường cũng như phân giải Protein thành Peptide vô cùng quan trọng trong việc tạo bọt cũng như tạo nguồn dinh dưỡng cho men sinh sôi và tạo mùi hương riêng cho bia.
Sau giai đoạn này, sẽ đến công đoạn mất thời gian nhất trong bước này đó là .
Việc xay đúng chuẩn kích thước cũng như khuấy trộn vừa đủ để tránh phân giải đường đa trong hỗn hợp.
Sau khi đã hoàn thành lọc hỗn hợp tiếp đến sẽ đun và cho hoa bia vào. Lợi ích của công đoạn này bao gồm:
- Đun sôi malt với hoa bia tạo ra hương vị và vị đắng cho bia
- Duy trì bọt bia cũng như ngăn chặn các vi sinh vật
- Giúp bia có độ cồn quy định
- Giúp kết tủa các protein có tính kết tủa trong bia
- Loại bỏ khả năng hoạt động của Enzyme còn sót lại
Đây là bước quan trọng trong hình thành hương vị trong quá trình sản xuất bia đóng chai, kết cấu cũng như duy trì chất lượng bia. Việc nấu sẽ giúp các loại axit trong hoa bị biến đổi và tạo ra vị đắng cho bia. Việc quyết định độ đắng hay hương vị do cách lựa chọn hoa bia hay malt khác nhau sẽ tạo độ đắng cũng như thời gian thêm vào khác nhau.
Công đoạn này đơn giản là sử dụng một thiết bị hình trụ có tên gọi là Whirpool để phân tách các chất rắn trong dịch malt. Cho dịch malt vào thiết bị, dưới tác dụng của lực li tâm máy tạo sẽ tách chất rắn vào giữa và lọc bỏ
Tiếp theo trong là công đoạn làm lạnh và lên men bia.
Dung dịch sau công đoạn kết lắng sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ bắt đầu lên men và được cung cấp Enzym cần thiết cho quá trình sinh trưởng men bia. Sau đó nhiêt độ được điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn quá trình lên men.
Dưới tác động lên men, đường trong dịch chuyển hóa thành cồn và CO2. Sau thời gian một tuần sẽ hình thành ra bia non. Trong quá trình cho men cần căn chỉnh lượng phù để tránh bị chậm quá trình lên men hoặc làm mất hương vị bia.
Sau khi có được bia non, tiếp theo ta cho bia sang bồn ủ.
Trong giai đoạn lên men trước đó, với khoảng 85% hàm lượng đường có tính lên men được lên men thì công đoạn này đã hoàn thành. Bia được chuyển sang bồn trữ (lên men sau). Lúc này lượng men nổi trên mặt và men chìm xuống dưới có tỷ lệ khoảng 1:2 là tốt nhất
Với lượng men nổi trên mặt ít sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn lên men về sau. Còn với quá nhiều men trên mặt thì việc lọc bia bị nghẽn, làm ảnh hưởng đến hương vị của bia.
Bia non khi được chuyển sang bồn trữ sẽ được cho lên men lại. Khi đó, các men bia chìm bên dưới sẽ lại sinh sôi bên trong bia non. Bia được làm lạnh đến dưới 0 độ C rồi ủ trong nhiều chục ngày tiếp theo. Trong quá trình ủ cần chú ý về lượng CO2 cần độ chính xác khá cao để đảm bảo chất lượng bia. Với tùy chủng loại bia mà quy trình sản xuất bia có thể có thời gian ủ khác nhau.
Việc cần làm sau quá trình ủ là lọc các chất cặn và men bia ra khỏi dung dịch. Việc này được thực hiện lọc qua các tấm lưới có lỗ rất nhỏ. Sau đó bia được diệt khuẩn để chuẩn bị đóng gói.
Theo , việc đóng gói được thực hiện khá tỉ mỉ.
Lon được giao đến nhà máy trong tình trạng được bọc kín khí và được kiểm tra lỗi từng lon một. Sau đó sử dụng dòng nước áp lực cao để rửa sạch lon.
Tiếp theo là thay thế phần khí trong lon bằng khí CO2 để giúp bia không bị nổi bọt và đặc biệt là loại bỏ Oxy tránh làm giảm chất lượng của bia.
Tiếp theo phần trên lon được chừa lại một khoảng để tránh sự thay đổi áp suất. Sau khi chiết rót, bề mặt phần bia được kích thích để tạo bọt và loại bỏ phần Oxy còn lại và đóng nắp ngay sau quá trình này.
Ngay sau đó các lon bia càn được đưa qua nước ấm để tăng nhiệt do quá trình rót nhiệt độ rất thấp. Với các loại lon sẽ được tráng một lớp keo Proxy để đảm bảo ngăn cách giữa bia và lon, đây là vật liệu không gây ảnh hưởng tới chất lượng của bia.
Sau khi đã hoàn thành, xếp bia vào các thùng carton và cất trữ.
Hi vọng qua bài viết đã đem lại kiến thức cho bạn về quy trình sản xuất bia. Bia Paderborner cũng là một loại bia Đức được sản xuất đúng quy trình chuẩn, với hương vị thơm ngon và công thức lâu đời của người Đức.
Liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm ngay hương vị tuyệt vời của nó!