Mụn Bọc Có Mủ Là Gì? Nguyên Nhân Gây Mụn Bọc Mủ Và Cách Điều Trị
Mụn bọc mủ là một loại mụn trứng cá nhưng ở thể thức nặng. Đây là loại mụn bọc có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường khác và mụn bọc mủ thường có màu sẫm dưới da hoặc sưng đỏ.
Mụn bọc có mủ ở mặt là biểu hiện của sự viêm nhiễm trầm trọng ở bề mặt da. Vùng da bị mụn đã hình thành ổ khuẩn, bắt rễ sâu dưới lỗ chân lông và lan rộng thành mụn bọc , nhân là mủ.
Lúc đầu mụn bọc có thể chỉ như các nốt mụn nhỏ thông thường khác. Sau đó vết mụn ngày càng viêm nặng và trở nên mọng hơn. Cuối cùng, mụn bị khi vỡ và mủ dịch, có thể kèm máu sẽ chảy ra ngoài. Mụn bọc có mủ không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn cho người bị mụn.
Khi các nang lông bị bít kín, bã nhờn sẽ không được đào thải và sẽ bị tích tụ ở dưới da. Lỗ chân lông bị bít tắc có thể do tăng sừng hóa hoặc do tích tụ bã nhờn, bụi bẩn, cặn trang điểm ở lỗ chân lông. Khi đó, nếu vi khuẩn Propionibacterium acnes thâm nhập được vào ổ mụn. Chúng sẽ nhanh chóng phát triển, làm mụn bị sưng, viêm, gây nên tình trạng mụn bọc mủ và sưng đỏ.
Một làn da trong điều kiện bình thường sẽ không gặp phải tình trạng bít tắc lỗ chân lông và da tiết dầu thừa một cách không kiểm soát làm mụn phát sinh. Vậy, nguyên nhân gây mụn bọc có mủ thực sự là gì?
Rối loạn chức năng bài tiết làm cho chức năng gan và thận hoạt động kém hiệu quả. Từ đó cơ thể dễ dàng bị rơi vào tình trạng nhiễm độc. Lúc này, để phản ứng lại với những điều kiện không thuận lợi, cơ thể sẽ đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan nội tiết. Vô hình chung, chúng cũng tác động tới chức năng tiết bã nhờn của nang lông, khiến cho da mặt luôn bóng nhờn.
Dầu sinh ra quá nhiều, không kịp thoát ra ngoài làm bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Dưới môi trường đó, mụn bọc dễ dàng bị sản sinh. Do đó, đây cũng là một nguyên nhân gây mụn bọc vô cùng phổ biến.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học rất dễ đẩy cơ thể vào trạng thái stress. Gan, thận sẽ bị ép buộc làm việc theo một giờ sinh học khác, không phù hợp với cơ chế làm việc của các cơ quan khác trong cơ thể.
Việc ngủ nghỉ, làm việc thất thường, chế độ ăn không lành mạnh thậm chí còn là một nguyên nhân gây mụn bọc khá trầm trọng. Điều này dẫn tới rối loạn nội tiết kèm với tình trạng nóng trong, thậm chí là nhiễm độc gan.
Di truyền cũng là một là một trong những nguyên nhân mụn bọc mủ ở nhiều người. Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được cụ thể yếu tố nào quy định việc di truyền tình trạng mụn này. Song, nhiều trường hợp gặp tình trạng này, đến một độ tuổi nhất định sẽ hết hoặc với phụ nữ, sau khi mang thai và sinh con xong sẽ tự hết mụn.
Bạn có thể sử dụng các cách trị mụn bọc mủ với các nguyên liệu từ thiên nhiên và rất dễ kiếm.Bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà để trị mụn bọc mủ triệt để.
Mật ong có tác dụng nổi bật trong việc kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài ra, mật ong có chứa nhiều loại vitamin và các loại nguyên tố khoáng. Nhờ vậy, việc kiểm soát giảm tiết dầu nhờn ở da trở nên hiệu quả hơn hẳn.
Có thể nói, mật ong là một trong số ít nguyên liệu phù hợp dùng để điều trị mụn bọc mủ ở da.Công thức nước mật ong trà xanh giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và trị mụn.
- Rửa sạch lá trà xanh, cho vào nồi đun sôi lấy nước.
- Để trà xanh bớt nóng, thêm từ 1 đến 2 muỗng mật ong, khuấy đều.
- Uống trà xanh và mật ong vào sáng sớm mỗi ngày để giúp thanh lọc, hỗ trợ hệ bài tiết làm việc hiệu quả. Từ đó giảm thiệu việc tiết dầu nhờn trên da.
Nha đam có tính hàn và kháng viêm rất tốt. Với thành phần chứa nhiều vitamin E, nha đam được sử dụng như một loại nguyên liệu trị sẹo, làm liền da trong ứng dụng đời sống của người dân Ai Cập xa xưa. Nha đam cũng rất lành tính và có khả năng rất hiệu quả. Từ đó giải quyết được mọi nguyên nhân gây mụn bọc mủ một cách triệt để.
Công thức mặt nạ nha đam và sữa chua trị mụn bọc mủ :
- Trộn đều các nguyên liệu trong bát sạch tới khi hỗn hợp đã đủ nhuyễn.
- Làm sạch da với nước và sữa rửa mặt, lau khô da bằng khăn mềm.
- Bôi hỗn hợp lên vùng da đang bị mụn bọc có mù.
- Kết hợp Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu nhanh hơn.
- Để hỗn hợp trên da trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Bạn có thể áp dụng phương pháp sử dụng này 2 - 3 lần/tuần để trị sẹo thâm hiệu quả nhất.
Curcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, nhanh chóng làm lành vết thương do mụn, tái tạo và dưỡng da hiệu quả. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà cung cấp collagen cho da, dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa, phục hồi tổn thương do mụn. Cách xử lý mụn bọc có mủ bằng nghệ và lòng đỏ trứng gà như sau:
Bước 1: Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ
Bước 2: Cho nghệ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc cho vào cối giã nhỏ
Bước 3: Tách lấy lòng đỏ trứng gà, trộn với phần nghệ đã chuẩn bị trước đó
Bước 4: Rửa mặt sạch, đắp hỗn hợp nghệ trứng gà lên
Bước 5: Thư giãn trong 15 - 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh để lỗ chân lông được se khít
Bước 1: Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ
Bước 2: Cho hành tây vào máy xay sinh tố xay nhỏ
Bước 3: Lọc lấy nước cốt
Bước 4: Thoa nước cốt hành tây lên nốt mụn bọc có mủ
Bước 5: Để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
Trong nghệ, ngoài việc chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất có khả năng kiềm dầu cho da như Zn... Thành phần nổi bật nhất phải kể tới là curcumin. Curcumin được liệt kê vào danh sách các chất quan trọng bởi khả năng kháng viêm, chống oxy hóa cho da cực kỳ hiệu quả. So với vitamin C, Curcumin có khả năng chống oxy hóa cho da tốt hơn 8 lần.
Curcumin giúp tiêu viêm trên da và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, từ đó mà làm giảm tình trạng mụn mủ sưng viêm, ngăn chặn không cho mụn lan to hơn và hạn chế tác động của mụn gây ra (sẹo, thâm...). Có thể nói, nghệ cũng là một trong các cách trị mụn bọc tự nhiên được khá nhiều người áp dụng.
Bạn có thể dùng mặt nạ nghệ mật ong, mặt nạ nghệ sữa chua không đường hoặc đắp riêng nghệ tươi/bột nghệ để giúp làm se các nốt mụn đang sưng đau khó chịu.
Bước 1: Tỏi bóc vỏ, tách nhánh, đập dập hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
Bước 2: Lọc lấy nước cốt tỏi
Bước 3: Rửa mặt sạch bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn ra
Bước 4: Thoa nước cốt tỏi lên nốt mụn bọc có mủ
Bước 5: Lưu lại trên da khoảng 5 - 10 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch, thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo
IV.
Thuốc theo toa thường được sử dụng để trị mụn bọc mủ trắng, được sử dụng dưới dạng uống hoặc bôi trực tiếp vào nốt mụn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Bác sĩ da liễu sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh cho trường hợp mụn bọc có mủ do vi khuẩn P. acnes gây nên. Kháng sinh được dùng ở dạng uống hoặc bôi tại chỗ. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp kháng sinh và benzoyl peroxide để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh trị mụn bọc có mủ trong thời gian dài có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
Isotretinoin thường được chỉ định trị mụn bọc có mủ không đáp ứng các phương pháp điều trị khác hay trường hợp mụn nghiêm trọng có thể dẫn đến sẹo.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem trị mụn bọc mụn mủ. Các sản phẩm này thường được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nên an toàn cho da. Một số loại kem trị mụn hiệu quả, được bác sĩ da liễu khuyên dùng là: Decumar New, Decumar Pure, Retin A, Paula's Choice Benzoyl Peroxide,...
Đặc biệt, Decumar trị mụn đang "làm mưa làm gió" trên thị trường. Thành phần chính của Decumar trị mụn là Nano Curcumin, tinh chất hành tây đỏ, tinh chất lá chanh sim, vitamin E, hỗ trợ điều trị mụn và dưỡng da hiệu quả. Các bước sử dụng Decumar trị mụn rất đơn giản:
Bước 1: Rửa mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông mở rộng
Bước 2: Lau khô da mặt bằng khăn mềm
Bước 3: Thoa kem trị mụn bọc có mủ, để khô tự nhiên
- Hạn chế tối đa việc nặn, sờ mụn có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Thậm chí có thể trở thành một nguyên nhân gây mụn bọc ở mặt.
- Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp với làn da khi bị mụn bọc. Bạn sẽ cần loại sữa rửa mặt độ pH cân bằng, không làm khô da và ít xà phòng.
- Sử dụng các sản phẩm trị mụn bọc, mụn mủ chuyên dụng. Một trong các sản phẩm vô cùng hiệu quả đó chính là với thành phần chiết xuất từ nghệ nano, nha đam, hành tây đỏ...
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, hoặc trang điểm dày. Bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm không cần thiết. Ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm không cồn và các chất dễ gây kích ứng.
- Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và điều độ. Nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả có chứa nhiều Kẽm, Silic, Magie... Hạn chế các món ăn cay nóng, đồ chiên rán.